Sau 14 tháng trải nghiệm Keycool KC-87 (từng chia sẻ bênNÀY), mình có nhã hứng tậu thêm mộtbàn phím cơvới layout gọn hơn. Đây thật sự là lựa chọn vô cùng khó khăn bởi quá nhiều chủng loại layout được biến thể trải dài từ 40 đến 84. Mình cần hàng phím F, cụm Arrows riêng biệt, có Home/End, quan trọng hơn cả: phải tích hợpbluetoothcũng như tương thích với Macbook & iPad. Sau một thời gian ngó nghiêng & nằm vùng miết trên Chợ bàn phím cơ Việt Nam cũng như VNMK, vài mẫu tiêu biểu có layout 65 (mặc dù không có hàng phím F) khiến mình khá kích thích, điển hình như: Voice, Space, Mojo, Morgan, Canoe… cùng một vài cái tên quen thuộc khác: Keychron K3, NJ68 Max, Akko 3084… Trong đó mình đặc biệt kết layout của GodSpeed 75 do hàng phím mod (2 bên thanh Spacebar) rất gọn gàng & thông thoáng, chưa kể case trắng của bộ này hết sức phù hợp với setkeycapSA SP r3 Ice Cap - vốn được một fan Tinh Tế của mình nhượng lại cách đây ít bữa. Ngặt nỗi sau khi dò la, tìm hiểu thông tin về bàn phím GodSpeed 75 nọ, mình khá sững sờ & hụt hẫng khi biết layout siêu đẹp này hoàn toàn không hỗ trợ bluetooth mặc dù mức giá để đưa em nó về rinh mắc gần gấp 3 lần chiếc RealForceTKLfor Mac. Mọi thứ dần đi vào bế tắc cho tới khi tình cờ có sự xuất hiện củaNiZ82…
Nói về chiếc bàn phím được đề cập ở title bài viết, mình chính thức đặt mua bên GearZone đợt 27/3/2021 dưới dạng pre-order (ởĐÂY) với giá 3.3tr, free-shipping, bảo hành 2 năm. Lạ ở chỗ: đây là mẫu bàn phím được ra mắt từ năm 2019 nhưng khi bới trên Google tuyệt nhiên không thấy bất cứ thương gia hay cá nhân nào bán dù dưới dạng second-hand. Có ý kiến cho rằng switch EC củaNiZ 82khá kén người dùng & không thực sự phổ biến trong cộng đồng những người chơi phím cơ, mặc dù vậy đây vẫn là mẫu bàn phím mình thấy ưng mắt nhất trong đợt sàng lọc vừa qua. Hy vọng thời gian tới đây, mình sẽ có thêm bài chia sẻ cảm nhận cùng những trải nghiệm thú vị về em nó. Giờ hãy cùng mình điểm qua những thứ đi kèm trong hộp cũng như chiêm ngưỡng cận cảnh các góc cạnh của chiếc bàn phím hiếm có khó tìm này nhé!
Gói hàng của mình lúc chưa bóc seal…
Toàn bộphụ kiệnđi kèm gồm: bàn phím, cáp Type-C, keypuller, vỉ nhựa che bụi, phím chức năng cho Mac OS, chân costar stab & lò xo thay thế, giấy HDSD…
Chiếc keypuller này làm bằng thép rất nhỏ gọn, dự là không gỉ theo thời gian, đây là công cụ “nhổ răng” mà mình rất cưng.
Cọng cáp Type C màu trắng được bọc dù rất chắc chắn với độ dài 2m.
4 phím mod cho những ai dùng Macbook.
Một cặp costa stabilizer được tặng kèm để thay thế khi cần thiết…
USB receiver dành cho các thiết bị không hỗ trợ bluetooth.
Ngoài ra, trong hộp phụ kiện còn có vài chục lò xo để thay đổi lực nhấn.
Giấy HDSD hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, không có Tiếng Anh hay Tiếng Việt…
Và cuối cùng là một chiếc vỉ nhựa chống bụi trong suốt.
Theo thông tin trên mạng thì NiZ 82 được trang bị switch EC (gần giống Topre) với lực nhấn 35g, không có điểm tiếp xúc vật lý, độ bền lên đến 90 triệu lượt nhấn…
Với kích thước nhỏ gọn hơn đáng kể so với phiên bản TKL 87 phím nhưng NiZ 82 vẫn được tích hợp tương đối đầy đủ các phím chức năng cần thiết đối với những người thường xuyên gõ phím như mình. Điển hình là tổ hợp phím Home/End, Page Up/Down, cụm Arrows cũng như việc hàng phím F được giãn cách chút đỉnh với các phím lân cận, tạo sự thông thoáng về thẩm mỹ. Dẫu chỉ là khác biệt chút xíu nhưng lại khiến mình có thiện cảm hơn 42 lần so với thiết kế liền kề nhau của các loại bàn phím thông thường khác.
Được tích hợp bluetooth 5.0 với khả năng ghi nhớ cùng lúc 3 thiết bị khác nhau qua tổ hợp phím FN+F9/F10/F11, NiZ 82 tương thích với hầu hết các nền tảng phổ biến hiện nay như: Windows, Mac OS, Android, iOS…
Bàn phím NiZ 82 sử dụng profile Cherry, toàn bộ keycap stock được làm từ nhựa PBT với bề mặt sần tương đối, tạo cảm giác bám tay hơn khi gõ, trong đó các dòng chữ trên keycap được in laser với font chữ dễ nhìn. Hai gam màu chủ đạo của keycap là Trắng & Xám phảng phất phong cách Retro, dễ khiến mình liên tưởng tới bàn phím của hãng Leopold nhưng dự là mình sẽ tháo toàn bộ để lắp set keycap Ice Cap all r3 mới tậu gần đây cũng như để mix với một số phím mod grab của SA SP.
Tổng thể mặt trước của NiZ 82 là những keycap màu trắng pha xám, chính giữa mặt sau là tem mác hiển thị số serial, mã vạch & một số thông tin khác…
Cổng sạc Type-C cùng 3 khe đi dây quen thuộc thường thấy ở hầu hết các loại bàn phím cơ hiện nay.
Nút bật/tắt bluetooth được thiết kế ở mạn sườn bên trái, với thao tác nhấn & giữ trong 1s.
Hai chân đế bằng nhựa nhám đem lại cảm giác gõ thoải mái hơn cho người dùng.
4 miếng cao su màu trắng giúp bàn phím không bị trơn trượt khi đặt trên mặt phẳng.
Cũng theo thông tin mình nắm bắt thì NiZ 82 hoàn toàn không hỗ trợ led (chi tiết này sẽ giúp pin trụ được lâu hơn trong quá trình sử dụng, thực tế mình không đặt nặng vấn đề về led do thường xuyên sử dụng bàn phím trong giờ hành chính) cũng như không có tính năng hotswap (hiện tại mình chưa có hứng chơi switch nên tạm thời có thể bỏ qua).
Mặc dù bộ cài phần mềm mapkey chỉ cài được trên máy tính Windows nhưng vẫn có thể lưu các thiết lập trên máy Win để xài trên Mac OS, đây là chi tiết vô cùng quan trọng vì mục đích chính của mình khi mua NiZ 82 là để pair với Macbook…
Hiện mình đã tháo toàn bộ keycap stock để thay thế bằng bộ Alpha của Ice Cap cũng như các phím Mod, Novelty dạng Grab SA SP all r3 cho phù hợp với sở thích cá nhân. Dự trong thời gian tới, mình sẽ tậu thêm vài 3 nút Artisan nào đó để bàn phím thêm phần phong phú & cá tính hơn, đồng thời ráng lùng thêm vài nút để chống thọt cho hàng phím F.
Cảm ơn em Linh Mập đã chịu khó làm mẫu cho bài viết, ảnh & clip minh hoạ trong bài được chụp/quay ở Timeline Coffee Thanh Xuân. Xin cảm ơn!
No comments:
Post a Comment